• slider
  • slider

Học tiếng Hàn qua kính ngữ

Kính ngữ trong tiếng Hàn thường được dùng để thể hiện sự kính trọng với người trên, các trường hợp trang trọng hoặc đối với các đối tượng xã hội.
Không chỉ riêng tại Việt Nam mà “kính ngữ” là một trong những đặc điểm nổi bật được sử dụng của ngôn ngữ các nước phương Đông. Do ảnh hưởng từ Nho giáo, người Hàn Quốc từ xa xưa đã có truyền thống luôn phải biết tôn ti trật tự, phép tắc lễ nghĩa. Tục ngữ Hàn có câu “찬 물도 위 아래 있다” (Nước lạnh cũng có trên có dưới) nhằm nhấn mạnh ý thức sống phải “biết trên biết dưới” dù là làm bất kỳ ngành nghề gì, có địa vị ra sao trong xã hội. Học kính ngữ qua tiếng Hàn sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về văn hóa của Hàn Quốc

Kính ngữ trong tiếng Hàn thường được dùng để thể hiện sự kính trọng với người trên, các trường hợp trang trọng hoặc đối với các đối tượng xã hội. Trong tiếng Việt, để dùng “kính ngữ” chỉ cần tuân thủ một vài phép tắc đơn giản chẳng hạn như đảm bảo trong một câu phải có đầy đủ chủ ngữ – vị ngữ, được thể hiện kính ngữ qua các đại từ nhân xưng, các từ kính ngữ đứng ở đầu (Thưa, Kính thưa) hoặc đứng ở cuối câu (ạ). Trái lại, kính ngữ trong tiếng Hàn lại được chia làm rất nhiều cách phức tạp đòi hỏi người dùng phải biết phán đoán đối tượng, ngữ cảnh và mục đích giao tiếp mà sử dụng cho đúng. Trong tiếng Hàn, kính ngữ được chia làm 3 loại cơ bản là:

Kính ngữ với chủ thể
Kính ngữ với người nghe
Kính ngữ trong từ loại

Để học tiếng Hàn hiệu quả hơn, chúng ta hãy cũng tìm hiểu sâu hơn về 3 dạng kính ngữ trên.

1. Kính ngữ với chủ thể là hình thức thể hiện sự tôn kính với đối tượng đang được nói tới.

Có thể ví dụ như:

사장님, 앉으십시오!
Xin mời, giám đốc ngồi xuống!

할머니, TV를 보십니까?
Bà ơi, bà đang xem ti vi đúng không ạ?


Qua hai ví dụ trên ta thấy được, muốn thể hiện sự tôn trọng đối với các đối tượng được hướng tới trong câu thì người nói phải thêm vị tố “(으) 시” vào sau động từ:

동사 (Động từ) + 시 (Trong trường hợp động từ kết thúc là một nguyên tâm)
동사 + (으)시 (Trong trường hợp động từ kết thúc là 받침- phụ âm)
 
Học tiếng Hàn qua kính ngữ
Học tiếng Hàn qua kính ngữ
 
Xem thêm: http://tuhoctienghan.com/details/phan-mem-hoc-tieng-han-hieu-qua.html

Trên đây là các công thức sử dụng kính ngữ cơ bản trong tiếng Hàn. Tuy vậy, trong trường hợp nói về một người thứ ba mà đối tượng được nói đến có vai vế hay địa vị thấp hơn người nghe thì không cần dùng kính ngữ. Ví dụ:

할머니, 어머니가 집에 왔습니다.
Bà ơi, mẹ cháu về nhà rồi.

Hoặc trong các công văn, hội nghị hay viết báo, nhằm đảm bảo tính khách quan, người nói thường cũng không dùng kính ngữ mà dùng thể chung. Ví dụ trong trường hợp:

김유신 장군은 삼국을 통일했습니다.
Tướng quân Kim Yoo Sin đã thống nhất được ba nước.

2. Kính ngữ đối với người nghe được biểu đạt qua các thể kết thúc câu:

Tùy vào vai vế, địa vị giao tiếp mà người nói sẽ lựa chọn đuôi kết thúc câu cho thích hợp. Loại kính ngữ này được chia thành hai thể: Thể qui cách (격식체) và Thể ngoài qui cách (외격식체).

Thể qui cách thì bao gồm thể cao (존대형), thể trung (중립형) và thể thấp (하대형) nhưng tiếng Hàn được dùng để đàm thoại thường sẽ sử dụng cả hai loại có qui cách và ngoài qui cách mà không cần sự phân biệt rõ ràng. Người nói sẽ phải linh hoạt để có thể lựa chọn cách nói sao cho phù hợp theo từng ngữ cảnh (trang trọng hoặc bình thường) để lựa chọn các cách kết thúc câu hợp lý nhất.
 

3. Kính ngữ với từ loại:

Kính ngữ trong tiếng Hàn không chỉ cần phải biến đổi ở động từ đuôi câu mà còn thay đổi những từ loại sao cho phù hợp với toàn thể câu kính ngữ.
 
Học tiếng Hàn hiệu quả hơn với kính ngữ
Học tiếng Hàn hiệu quả hơn với kính ngữ

Xem thêm: http://tuhoctienghan.com/details/nhung-cau-truc-ngu-phap-thong-dung-nhat-trong-tieng-han.html

Đặc biệt đối với các đại từ nhân xưng, để thể hiện sự kính trọng tiếng Hàn còn có phép “khiêm nhường” (겸양법), tức người nói cố tình hạ thấp bản thân để thể hiện sự tôn trọng đối với người nghe. Ở trường hợp này, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “나” (tôi) được chuyển thành “저”, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều “우리” (chúng tôi) được chuyển thành “저희”.

선생님, 저희 집에 한번 놀러오세요!
Xin mời cô đến nhà chúng em chơi!

Tuy nhiên, phép khiêm nhường này chỉ dùng cho các đối tượng, tình huống mang tính chất nhỏ lẻ, cá nhân và nó không thể dùng cho trường hợp “저희 나라” (đất nước chúng tôi). Vì “저희” là cách nói nhún nhường, nên khi nói theo cách này có nghĩa là bạn đã hạ mình trước đối phương. Khi đặt từ này đứng trước, bổ nghĩa cho “나라” cũng đồng nghĩa với việc làn hạ thấp vị thế của quê hương mình trước đối phương. Có nhiều người Hàn Quốc thậm chí là những người nổi tiếng, ca sĩ, diễn viên điện ảnh, MC… cũng đã không ít nhầm lẫn do không chú ý qui tắc trên. Diễn viên nổi tiếng Kwon Sang Woo trong một lần trả lời báo chí trước phóng viên Nhật cũng đã phạm phải lỗi nghiêm trọng này khi phát biểu “저희 나라”. Chỉ vì một từ “저희” mà cả người dân Hàn Quốc cũng như truyền thông, các cơ quan ngôn luận đều xôn xao, phê phán khiến sự nghiệp và hình ảnh diễn viên này bị giảm sút đáng kể. Ở Hàn Quốc, những nguyên tắc kính ngữ trong tiếng Hàn vô cùng phức tạp và nhạy cảm đến nỗi nó có thể ảnh hưởng và đụng chạm tới lòng tự hào của cả một dân tộc.
Học tiếng Hàn