Chỉ ít năm trước đây, người ta chưa hình dung ra được điện ảnh Hàn Quốc như thế nào thì bây giờ một khuôn mặt chỉn chu của ngành nghệ thuật thứ 7 ở xứ sở kimchi đã hoàn toàn hiện ra một cách chân thực trước mắt. Nền điện ảnh Hàn Quốc không được xuôi chèo mát mái như điện ảnh Hoa Kỳ hay Tây Âu mà nó phải trải qua những bước thăng trầm mới có thể đạt được thành công như ngày hôm nay.
Nhìn chung, có thể nhìn sự phát triển của nền điện ảnh Hàn Quốc qua những giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1955 - 1969
Đây là thời kỳ vàng son của điện ảnh Hàn Quốc. Vào nửa sau những năm 50, số lượng phim được sản xuất đã tăng vọt từ 8 phim vào năm 1954 lên tới 108 phim vào năm 1959. Sự hồi sinh này gắn liền với tên tuổi của ba nhà đạo diễn tài ba Kim Ki – young, Yu Han – mok và Shin Sang – ok và những bộ phim “Chunhyang – jeon”, “The Housemaid” (Người hầu gái, 1960), “Obltan” (Viên đạn vu vơ, 1961), “The Housegues and My Mother” (Ngôi nhà trọ và mẹ của tôi, 1961). Năm 1962, nhà độc tài Park Chung – hee đã ban hành đạo luật bắt buộc các hãng phim phải sản xuất 106 phim ít nhất mỗi năm và phim phải có giá trị thương mại.
>> Xem thêm: Kỹ năng mềm khi đi du học HànĐạo luật này không những chế định đề tài làm phim, nhất định phải là vấn đề chính thống và có tính tuyên truyền, mà còn cả những gì có thể trình chiếu. Rất nhiều bộ phim khởi quay ở Châu Âu và Hollywood bị cấm đã tước đi ảnh hưởng của nó tới các nhà làm phim Hàn . “Tất cả đã bị kiểm soát và ngăn cấm” - đạo diễn Im Kwon-teak đã nói (dẫn theo báo “Điện ảnh ngày nay” số 69 năm 2000 trang 57) nhưng các bộ phim nghệ thuật có tính chân thực cao vẫn được sản xuất cho đến cuối thập kỷ.
Văn hóa Hàn Quốc- Giai đoạn 1980 - 1992
Sự kiện nổi bật nhất trong thời kỳ này là vào năm 1988, công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc đã phải viết bản cáo phó cho mình khi chính phủ Hàn Quốc, dưới áp lực của Mỹ, đã phải xem xét việc loại bỏ đạo luật cho phép các rạp chiếu phim trong nước chiếu phim nội ít nhất 106 ngày trong năm. Những luật định này đồng nghĩa với việc phim Hàn Quốc sẽ vấp phải sự cạnh tranh của Hollywood. Người ta vẫn không quên hình ảnh các nhà làm phim nội địa xuống đường biểu tình còn các ngôi sao điện ảnh vận đồ đen, lau nước mắt và tổ chức tang lễ ngay bên ngoài đại sứ quán Mỹ.
Nhưng chỉ một năm sau đó, Hàn Quốc đã lội ngược dòng ngoạn mục, mang theo một sức sống mới. Vào giữa thập niên 90, các nhà làm phim trẻ thuộc thế hệ “386” (nghĩa là đang ở độ tuổi tam thập nhi lập, tốt nghiệp vào thập kỷ 80 và sinh ra trong những năm 60) đã xuất hiện. Các tác phẩm thành công đã theo đó được ra đời.
Điện ảnh Hàn Quốc bước vào một kỷ nguyên mới. Năm 1997, bộ phim “The Contact” của đạo diễn Chang Yoon – hyun gây nên tiếng vang lớn. Đặc biệt bộ phim “Swiri” phát hành năm 1999 giống như một cú hích thúc đẩy, đột phá cho nền công nghiệp điện ảnh Hàn. Bộ phim được thể hiện theo phong cách Hollywood về một chuyện tình cảm động của đôi trai gái bị phân cách giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên. Phim đã phá vỡ kỷ lục với 5,8 triệu vé và 11 triệu $ doanh thu (theo báo “Điện ảnh ngày nay” số 69 năm 2000 trang 57). Và Kang Jea Kyu, đạo diễn của phim, đã trở thành tiêu biểu cho thế hệ “386”.
>> Xem thêm: Học tiếng Hàn dành cho người đi làmSố lượng vé bán ra ở Hàn Quốc của các phim nội đạt tỷ lệ rất cao (40% số vé được bán ra vào năm 1999). Doanh số do sản xuất phim đạt khoảng 4 triệu USD, tức là gấp 4 lần so với năm 1998. Phim Hàn Quốc trở thành một trong những chủ đề được nói tới nhiều nhất trong giới làm phim. Điều kỳ diệu của điện ảnh Hàn Quốc trong thời gian này đã đưa nền nghệ thuật thứ 7 hội nhập với thế giới. Gina Yu, một giáo sư nghiên cứu điện ảnh tại Đại học Dongguk ở Seoul đánh giá: “Ngày nay có quá nhiều năng lượng, sự sôi động lẫn mối quan tâm về công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc… đó thực sự là một đổi thay mới mẻ” (dẫn theo báo “Điện ảnh ngày nay” số 69 năm 2000 trang 51).
Có được một chỗ đứng thành công trên thị trường điện ảnh thế giới quả là không dễ dàng. Đặc biệt, làn sóng điện ảnh Hàn Quốc được hâm nóng từ những năm đầu thế kỷ 21. + Những năm đầu thế kỷ 21.
Cuộc cách mạng của điện ảnh Hàn Quốc thực sự bắt đầu vào thiên niên kỷ mới. Năm 2001, “Friend” (Bạn bè) tạo nên một cơn sốt khắp Hàn Quốc và thu đến 8,1 triệu lượt người xem, bỏ xa bộ phim Harry Portter do Mỹ sản xuất đứng ở vị trí thứ 5 với doanh thu 4,4 triệu lượt người xem (dẫn theo báo “Điện ảnh ngày nay” số 69 năm 2000 trang 56). Năm đó, cũng có đến 6 bộ phim của Hàn lọt vào top 10 phim ăn khách nhất và đều đứng ở vị trí hàng đầu như “My Sassy Girl” (Cô nàng ngổ ngáo), “My Wife is Gangster” (Vợ tôi là găng tơ), “Musa” (Chiến binh)…
Năm 2001 cũng là năm lập kỷ lục của điện ảnh Hàn Quốc khi có đến 65 bộ phim nhựa được sản xuất và công chiếu. Lee Chang – dong đoạt giải đạo diễn tại LHP Venise và giải năm nữ diễn viên mới xuất sắc Soi Kyung – gu, Moon So – ri với bộ phim “Oasis” (Ốc đảo).
>> Xem thêm: Giáo dục đại học ở Hàn Quốc 2017Năm 2002, phim “Marrying the Mafia” ăn khách nhất với hơn 5 triệu lượt khán giả thuộc thể loại hình sự hài. “The Way Home” (Đường về) một phiên bản American Pie kiểu Hàn – hài giới tính học đường, “2009 – Lost Memories” là phim lịch sử giả tưởng đã gặt hái được nhiều thành công lớn. Cũng trong năm này, đạo diễn kỳ cựu nhất Hàn Quốc Im Kwon – taek được trao giải đạo diễn xuất sắc nhất tại LHP Cannes với “Painted Fire”.
Năm 2003 tiếp tục làm nên kỷ lục mới khi phim có doanh thu cao nhất tại Hàn là “Simido” thu đến 10,4 triệu lượt người xem, cao hơn phim về nhì vừa đoạt giải Oscar “Chúa nhẫn 3” chỉ thu hơn 5 triệu lượt. Các phim có doanh thu cao khác là phim hình sự “Memories of Murder” (Hồi ức của một kẻ giết người), lãng mạn học đường “My Tutor Friend” (Cô bạn gia sư), tâm lý “Untold Scandal” (Những vụ bê bối dấu kín), kinh dị rùng rợn “Atal of two Sister” (Chuyện về hai chị em).
Năm 2004, điện ảnh Hàn Quốc đặc biệt thành công với “Taegukgi”, bộ phim chiến tranh được dàn dựng quy mô và tốn kém nhất từ trước đến nay, được dàn dựng bởi đạo diễn Kang Je – gyu (tác giả của Swin) với hai ngôi sao sáng giá Jang Dong – gun và Won Bin thu hơn 9 triệu lượt khán giả chỉ sau hơn 1 tháng trình chiếu. Kỷ lục này có ý nghĩa rất đặc biệt, nó chứng minh rằng hầu hết người Hàn Quốc trưởng thành đều yêu thích phim nội. Bộ phim ăn khách đó cũng tác động đến lượng khán giả của các tác phẩm khác, trong đó “Cô dâu bé nhỏ”: 3,1 triệu lượt người xem, “Anh trai tôi”: 2,4 triệu lượt người, “Ngọn gió yêu thương”: 2,3 triệu lượt người, “Chiến đấu trong gió”: 2,3 triệu lượt người(theo trang web www.bugs.co.kr).
Tất cả những dẫn chứng trên đã chứng tỏ về một trào lưu điện ảnh Hàn Quốc đang thu được những kết quả khả quan không chỉ trong thị trường nội địa mà còn vươn ra các nước khác trên thế giới. Từ những con số về doanh thu đến những giải thưởng trong nước và mang tầm thế giới, làn sóng điện ảnh Hàn đang lập nên 1 “kỳ tích sông Hàn” trong ngành “nghệ thuật thị giác”. Vậy tại sao chúng ta không tìm hiểu xem làn sóng điện ảnh xứ sở nhân sâm ở các nước trên thế giới như thế nào Nguồn: Internet