Công sở Hàn Quốc là một trong những vấn đề nhiều người quan tâm hiện nay vì xu hướng xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc tại Việt Nam đang có dấu hiệu tăng nhanh và nhiều người lựa chọn. Vì thế quá bài viết này hi vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn những điều cần quan tâm và lưu ý khi sang đất nước này làm việc để tránh những sai sót nhất định.
Xin việc
Khi tìm kiếm việc làm, bạn có thể xem qua các quảng cáo tuyển dụng và sau đó xin tuyển dụng vào vị trí đó, và hy vọng bạn sẽ nhận được điện thoại mời phỏng vấn. Thông tin về việc làm được đưa lên mạng Internet và đăng trên báo. Dưới đây là một ví dụ về quy trình tuyển dụng của một công ty.
Thông thường, một công ty yêu cầu người xin việc nộp sơ yếu lý lịch và một thư tự giới thiệu bao gồm các thông tin về bản thân bạn. Bản sơ yếu lý lịch cần bao gồm tên, địa chỉ, quốc tịch, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các văn bằng chứng chỉ, và bạn định ở Hàn Quốc bao lâu. Trong một số trường hợp, công ty có thể yêu cầu thư giới thiệu của một người thứ ba, người sẽ chịu trách nhiệm về hành vi của bạn đối với công ty. Khi kiểm tra giấy tờ hoàn tất, công ty sẽ gọi bạn đến phỏng vấn. Thông thường, người phỏng vấn của công ty thích những người có hình thức gọn gàng và có vẻ có trách nhiệm.
>> Xem thêm: Giới thiệu về nền điện ảnh Hàn Quốc Công việc
Mỗi công ty có cơ cấu tổ chức riêng, tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có cơ cấu tổ chức chung. Phòng hành chính các văn bản chứng từ, các tòa nhà và đất đai, nhân công v.v.. trong khi phòng kế toán các tài sản của công ty, các sản phẩm và các vấn đề liên quan khác. Phòng quản lý chất lượng đảm bảo chất lượng của sản phẩm trong khi nhóm nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới.
Vị trí quan trọng nhất trong một công ty là chủ tịch - người điều hành công ty. Sau chủ tịch, nhân vật quan trọng nhất của công ty là phó chủ tịch, sau đó là các giám đốc điều hành và các quản lý cao cấp khác. Vị trí của các lãnh đạo trong công ty là khác nhau. Nhưng thông thường, dưới giám đốc điều hành, vị trí ‘siljang’ là cao nhất, tiếp theo là các vị trí the bujang, gwajang, chajang, gyejang, daeri, juim, gisa, và sawon. Các công ty nhỏ hơn có gongjangjang (giám đốc nhà máy), cũng như gwangjang và bangjang. Các vị trí khác bao gồm kiểm toán viên và cố vấn.
Giao tiếp bằng tiếng Hàn Một công ty bao gồm các văn phòng nơi mà nhân viên thực hiện các nhiệm vụ văn phòng của mình và nhà máy nơi sản xuất các sản phẩm của công ty. Công ty còn có phòng bảo vệ. Thông thường, các nhân viên chịu trách nhiệm hành chính, quản lý bán hàng, quản lý nhân sự làm việc trong văn phòng này. Các nhân viên chịu trách nhiệm điều hành công tác sản xuất sẽ làm việc tại nhà máy.
>> Xem thêm: Bí quyết học tiếng Hàn trong một năm
Mặc dù các công ty đều có sự khác biệt, nhưng hầu hết các nhà máy đều có kho sản phẩm, kho vật tư, và dây chuyền sản xuất. Nhân viên bảo vệ sẽ làm việc ở phòng bảo vệ tại cửa chính của công ty hay lối ra vào của toà nhà.
Thông thường, lao động bắt đầu làm việc từ 9 giờ sáng và về nhà lúc 6 giờ chiều vào ngày thường và từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều vào thứ Bảy. Bạn không nên đi làm muộn, hoặc nghỉ làm hoặc về sớm trừ khi có lý do đặc biệt. Tuỳ vào công ty, bạn có thể phải làm việc vào ban đêm, cuối tuần hoặc trong các ngày lễ. Cũng như vậy, thường phải hết việc nhân viên mới về nhà, ngay cả khi đã hết giờ làm việc. Thời gian nghỉ ăn trưa thường từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều. Đôi khi sau giờ làm việc, các đồng nghiệp thường tụ tập cùng nhau để tăng cường tình thân. Các nghi thức xã giao trong công việc
Lao động được khuyến khích chủ động chào hỏi nhau trong giờ làm việc, tuy nhiên, việc lạm dụng hình thức đó rõ ràng là điều bất hợp lý. Khi gặp một cán bộ cấp trên tại nơi làm việc, bạn nên đứng lên và cúi người tạo thành một góc 30 độ với thắt lưng để chào. Khi gặp một đồng nghiệp hay một cấp trên lần thứ hai, chỉ cần cúi đầu một góc 15 độ khi chào. Khi muốn thể hiện sự cảm ơn hay xin lỗi phải có một tư thế rất trang trọng, thường là cúi người 45 độ so với thắt lưng.
Trong trường hợp bắt tay, đưa thẳng tay phải ra và nắm bàn tay người đối diện một cách tự nhiên, giữ tư thế đó trong khoảng 2 đến 3 giây. Hành động bắt tay thường do người cấp trên hoặc do phụ nữ chủ động trước.
Người Hàn Quốc thường mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ khi đi làm, nhằm tạo ấn tượng tốt đối với người khác. Vì thế, tại nơi làm việc, trang phục và ngoại hình của bạn cần sạch sẽ. Một điều khác cũng rất quan trọng là phải có dáng vẻ gọn gàng và không lúc lắc đầu hay nhún nhảy chân tay. Khi người Hàn Quốc cảm thấy thân thiện với một người trẻ tuổi hơn, họ thường đập nhẹ tay vào người đó. Trong những trường hợp đó, bạn không nên cảm thấy bị xúc phạm. Người Hàn Quốc không thích đứng quá gần người khác khi trò chuyện. Hơn nữa, việc nhìn thẳng vào mắt người đối thoại, hoặc nhìn lên hay nhìn xuống người đó trong khi trò chuyện cũng bị coi là biểu hiện thiếu tôn trọng.
>> Xem thêm: Kỹ năng mềm khi đi du học HànLao động luôn phải giữ gìn các nghi thức xã giao trong công việc. Dưới đây là một số chỉ dẫn quan trọng:
- Cần đúng giờ. Tốt hơn là nên đi làm sớm một chút và chuẩn bị cho công việc.
- Giữ gìn tốt các dụng cụ và phương tiện lao động. Chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ và gọn gàng trong khu vực làm việc của bạn.
- Hợp tác với những người khác và không đùn đẩy trách nhiệm của mình cho người khác.
- Không gọi điện thoại riêng hoặc làm việc riêng trong giờ làm việc.
- Khi rời khỏi nơi làm việc, luôn nhớ báo cáo với người quản lý..
- Trong giờ làm việc, không gây tiếng ồn hoặc nhai kẹo cao su.
- Khi đi sau người lớn tuổi hơn hoặc cấp trên, cần giữ khoảng cách một mét đằng sau người đó.
- Khi người lớn tuổi hơn hoặc cấp trên đưa cho bạn thứ gì đó, cần đón bằng hai tay. Và khi đưa một vật gì cho người lớn tuổi hơn hoặc cấp trên, cũng cần đưa bằng cả hai tay.
- Ngay cả khi đã hết giờ làm mà bạn chưa hoàn thành xong công việc của mình, nên ở lại làm xong trước khi ra về.
Cần lưu ý những điểm sau khi bạn chào hỏi người khác ở nơi làm việc.
- Thêm “nim” vào cuối khi bạn chào người khác bằng tên và bằng chức danh của người đó. Ví dụ, nếu một người có họ là Kim và tên là Myeong-su, và chức vụ của ông ta là giám đốc (gwajang), thì bạn nên chào hoặc gọi ông ta bằng ‘Kim Myeong-su gwajang-nim’, hoặc ‘Kim gwajang-nim’, hay chỉ đơn giản là ‘gwajang-nim’. Không được gọi ông ta là ‘Kim nim’ hay ‘Myeong-su-nim’.
- Khi muốn chỉ bản thân, thì dùng tên của bạn hoặc nói “jeo”, nghĩa là “tôi”.
- Khi chào hỏi hoặc gọi một người đồng nghiệp, thì thêm “ssi” vào sau tên của người đó, hoặc chỉ cần thêm chức danh của người đó vào đằng sau họ của anh ta. Ví dụ: ‘Ruhula-ssi’, ‘Kim Myeong-su ssi’, hoặc ‘Kim Juim’. Cuối cùng, khi muốn nói về mình với các đồng nghiệp thì bạn dùng ‘na’ thay vì ‘jeo’. Nguồn: Internet